Module công suất âm thanh Class-D chuyên nghiệp chất lượng cao, âm thanh cực mạnh cực hay. Hàng chính hãng, chuyên dùng cho âm thanh sân khấu ngoài trời, quán Bar DJ hoặc âm thanh gia đình cần cs lớn. Board mạch hoạt động thông minh, sử dụng siêu bền bỉ >10 năm, chất lượng vượt xa tầm giá!

Mã sản phẩm: Mạch công suất âm thanh Class-D
Xuất xứ: THAILAND USA VIETNAM 
Thương hiệu: Class-D 
Đánh giá:
0/10
Lượt xem: 122.581
Trạng thái: Còn hàng

Giá sỉ/lẻ xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua zalo sđt hotline để được tư vấn&hỗ trợ tốt hơn
Liên hệ

Hot sale!!!

Sản phẩm đang “hot” công nghệ cao thời hiện đại, dùng để lắp mới, nâng cấp, sửa chữa  Ampli/cục đẩy âm thanh sân khấu công suất lớn 1000W-20000W. Ưu điểm gọn nhẹ dễ sử dụng, xài siêu bền bỉ hơn nhiều lần so với các board mạch công suất chạy sò Transistor cổ điển như mạch công suất ClassAB,ClassH hoạt động kiểu Analog xưa nay. Đặc biệt mạch công suất công nghệ Class-D này cho ra âm thanh rất là hay, tiếng bass treble nó ra hay gấp nhiều lần so với các mạch công suất công nghệ khác. Mạch chơi nhạc DJ cho tiếng bass đánh rất mạnh mẽ và chắc tiếng nhờ có hệ số DF( Damping factor) lớn hơn nhiều so với các kiểu mạch ClassAB/CLassH. Chơi dòng nhạc bolero cho ra tiếng treble tơi nhuyễn mịn màng và ngọt ngào, hát Karaoke tiếng Micro rất là sáng mịn mượt mà  và âm nhạc nghe sắc sảo tuyệt hay, âm nhạc trong trẻo rõ ràng đến từng nốt nhạc, ca hát chơi nhạc lớn mấy cũng không có cảm giác bị vỡ âm như mạch công suất chạy điện áp thấp như mạch ClassAB. Sử dụng lợi điện năng hơn gần gấp đôi so với mạch công suất ClassAB/ClassH (Do hiệu suất mạch cs Class-D đạt từ 95~98%, trong khi các loại mạch cs Class-AB hiệu suất chỉ đạt đến tối đa 50%, Class-H: 60-70%, ClassTD: 80-85%. Đây là một trong những ưu điểm tuyệt vời nhất của mạch công suất âm thanh Class-D, nó rất là quan trọng đối với các hệ thống âm thanh công suất lớn hàng chục KW.

Chúng tôi chuyên cung cấp board mạch, module công suất âm thanh Class-D chất lượng cao, chuyên nghiệp và công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, hàng chính hãng (Board mạch sử dụng toàn bộ linh kiện chất lượng cao =>để đảm bảo có tần số sóng mang cao >320Khz cho ra âm thanh có độ phân giải Full HD (>320Kbps), Board mạch sử dụng toàn bộ các MOSFET công suất hãng IR USA,IXYS KOREA có hiệu suất rất cao và hoạt động tin cậy, các Mosfet chịu điện áp lớn và dòng điện cao, có trở kháng nội Rds nhỏ. Ngoài ra các tầng thúc Fet và lái xung công suất có dòng thúc lớn và tần số hoạt động siêu cao đến hàng Mhz => Nên cho ra âm thanh cực kỳ mạnh mẽ so với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay chạy cùng một mức điện áp nguồn.

Mức độ công suất liên tục (Gọi là công suất RMS) tại 8 ohm, 4 Ohm và 2 Ohm được đo đạt chính xác 100% bằng máy hiện sóng osciloscope và các máy đo công suất chuyên dụng. Nhìn vào mức điện áp nguồn cấp quý khách cũng có thể biết được công suất đầu ra ở tải 8 Ohm/4 Ohm/ 2 Ohm  sẽ là bao nhiêu Watt. Công thức tiêu thụ điện năng của một tải điện trong ngành điện luôn luôn đúng với công thức sau: P=U^2/2R,   với U: điện áp đỉnh (Peak) ra tải (Chính là điện áp nguồn cấp DC cho board cs), R: trở kháng của tải.

=>Tất cả các board công suất ở đây đều cho ra âm thanh rất sắc nét, rõ ràng đến từng chi tiết nhờ có độ phân giải cao, tiếng treble mịn màng, âm bass đánh rất uy lực và dứt khoát nhờ có dòng điện của các Mosfet lớn.

Hàng luôn có sẵn tất cả các Model, giao hàng ngoại thành thành trong vòng 02 ngày nhận được hàng, Có thể giao nhanh trong ngày. Hỗ trợ dịch vụ nhận hàng rồi thanh toán  gọi là Ship COD ( COD=Cash On Delivery).

-Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ sđt hotline để được tư vấn thêm.

*Sau đây là các loại sản phẩm chúng tôi hiện có, tất cả công suất đều được tính công suất trung bình đo đạc chính xác bằng các thiết bị đo công suất chuyên dụng(Prms):


1/ Board cs ClassD 300W, sử dụng điện áp kép +/-60VDC model L15D-SMD. Công suất đạt 200W/8ohm, 300W/4 ohm ở áp nguồn +/-60V.

Khuyên: Nên dùng nguồn xung +/-60VDC-1KW hoặc dùng MBA xuyến 40VAC-15A cho 2 board này.  Xài cho loa 2t, 2t5  coil 20, 38, 51

Giá SP:

300,000 vnd/ Mạch

TGBH: 01 năm

 

L15DSMD_P1

L15DSMD_P2

 

L15DSMD_P4

2/ Board cs ClassD 315Wx2 chuyên loa kéo, amli gia đình. Model: TPA3255-STEREO(công suất 156W/8 ohm, 315W/4 ohm) hàng chất lượng cao, chip dán, board sợi FR4 xanh dương và sử dụng cuộn cảm Class-D siêu cao tần màu đỏ của Germany chạy rất mát và cho ra âm thanh hay nhất, tản nhiệt nhôm phay mạ đồng cho hiệu quả tản nhiệt tốt nhất. Mạch có sử dụng chip hạ áp 12V XL1509 nên khi chạy nhôm tản nhiệt rất mát, rất ít ăn dòng hao phí, hiệu suất cao, cho ra âm thanh rất là hay. Mạch này chuyên sử dụng cho loa kéo (Khuyên xài bass loa kéo chuyên dụng có trở kháng 4-6 Ohm để phát huy hết cs của mạch, lực đánh bass mạnh nhất có thể): 

Khuyên: Nên dùng nguồn 48VDC-15A .  Dùng cho loa 2t/2t5/3t/4t coil 38/51/63.

Giá SP:

630,000d vnd/ Mạch 2 kênh

TGBH: 01 năm

 

 

 

3/ Module cs Class-D 700W (Công suất tiêu thụ điện năng trung bình liên tục 700W), board nhập khẩu chính hãng VMS China, sử dụng tin cậy và bền bỉ không lo hư hỏng cho dù hoạt động ở mức điện áp đến +-80VDC. Chú ý: Hiện trên thị trường có một số board cs giống loại này nhưng cs chỉ 500W (xài mosfet IRFP21N20D) =>board chỉ hoạt động <65VDC, nếu xài cao hơn 65V sẽ rất dễ  hỏng board khi mở lớn. Board cs 700W này đảm bảo hoạt động tốt và bền bỉ ở mức áp nguồn +/-80VDC cho ra công suất rất mạnh mẽ mà không lo hư hỏng .  Công suất max đạt 700W với nguồn +/-75VDC và tải 4 Ohm, Board sử dụng Mosfet của hãng FUJI Japan loại chịu dòng đến 45A (2SK3595) nên cho ra cs liên tục >700W/4Ohm không nóng:

=>Mức độ công suất ra tải ứng với nguồn  +/-75VDC như  sau:

Vì điện áp xoay chiều của sóng Sin ra loa đúng bằng điện áp đỉnh chia cho 1.4 nghĩa là Ur=U/1.4 . Vậy nên công suất điện ra loa theo trở kháng tải R được tính: P=Ur^2/R = (U/1.4)^2/R = U^2/2R.

P=U^2/2R ( U: điện áp nguồn cấp cho board công suất, R: trở kháng tải)

-công suất tại 8 Ohm (Tải 1 loa đơn): P=75*75/(2*8)=351W.

-Công suất  tại 4Ohm (Tải 2 loa song song): P=75*75/(2*4)=702W. 

Khuyên: Nên dùng nguồn xung +/-75V-1.5KW cho 2 kênh này.  Board xài tốt cho các loa 2t5, 3t, 4t coil 51, 63.

-Kích thước module 700W: Dài x Rộng x Cao= 100 x 45 x 40 mm. 

Giá SP:

390,000 vnd

Thời gian bảo hành : 01 năm

PIC2

Pic1

 

4/ Module cs ClassD  2 kênh 2x1500W(Model DA2X1500): Hàng chính hãng DA Sound, tổng công suất tiêu thụ điện năng trung bình liên tục 3000W, 750W/8Ohm. Board sử dụng 4 Mosfet hãng IR của Mỹ loại 60A-250V, Cuộn cảm ClassD siêu cao tần Germany. Điện áp nguồn cấp: hoạt động tốt trong khoảng +/-100VDC -> +/-120VDC, Tích hợp nhiều khâu bảo vệ thông minh, sử dụng tuyệt đối an toàn và bền bỉ. 

Giá SP:

1,450,000 vnd/ Module 2 kênh.

Thời gian bảo hành : 01 năm

=>Mức độ công suất ra tải ứng với nguồn  +/-110VDC như  sau:

Vì điện áp xoay chiều của sóng Sin ra loa đúng bằng điện áp đỉnh chia cho 1.4 nghĩa là Ur=U/1.4 . Vậy nên công suất điện ra loa theo trở kháng tải R được tính: P=Ur^2/R = (U/1.4)^2/R = U^2/2R.

P=U^2/2R ( U: điện áp nguồn cấp cho board công suất, R: trở kháng tải)

-công suất tại 8 Ohm (Tải 1 loa đơn 8 Ohm): P=110*110/(2*8)=756W.

-Công suất  tại 4Ohm (Tải 2 loa 8 Ohm song song): P=140*140/(2*4)=1512W. 

Mức công suất âm thanh tại 8ohm là 756W phù hợp với tất cả các chủng loại loa sân khấu công suất cao có đường kính coil loa là  C63,C75. Một kênh tải tốt 2 loa 8 ohm cs lớn rất ít nóng nhôm tản nhiệt, nhiệt độ của nhôm  tản nhiệt đảm bảo luôn <40 oC khi kéo full tải.

-Kích thước module 2 kênh DA2x1500: Dài x Rộng x Cao= 175 x 150 x 70 mm. 

 

 

 

 

 

5/ Module cs ClassD  rời 1 kênh/2 kênh/3 kênh 2000W, 2000Wx2, 2000Wx3 (Model: DA2000, Hãng SX: DASOUND): Công suất tiêu thụ điện năng trung bình liên tục 2000W/kênh, 1000W/8Ohm. Module có công suất rất mạnh mẽ nhờ sử dụng Mosfet công suất lớn loại 90A-300V  của hãng IR của Mỹ và cuộn cảm chuyên Class-D siêu cao tần Germany mang năng lượng lớn.

Module cho âm thanh sắc sảo, sáng rõ, sạch sẽ  và trung thực đến từng chi tiết  nhờ có tần số sóng mang cao(320khz) và có tích hợp chip xử lý nâng tiếng trên board. Đặc biệt module có các chức năng thông minh như: bảo vệ điện áp thấp, quá điện áp, quá công suất, bảo vệ lệch điểm zero ngõ ra loa, có tích hợp rơ le bảo vệ, rơ le sẽ ngắt khi có bất cứ một sự cố nào xảy ra để bảo vệ cho loa và hệ thống hoạt động bền bỉ. Có chế độ đóng trễ của rơ le chống tiếng ồn lúc khởi động công suất, có bảo vệ ngắt tiếng chống tiếng ồn ra loa khi tắt máy.  Board  mạch sử dụng toàn bộ linh kiện dán chất lượng cao đảm bảo sự hoạt động tin cậy và bền bỉ lâu dài, không sinh nhiệt đáng kể ở mosfet công suất khi hoạt động liên tục ở chế độ ở tải nặng 2 Ohm.  Điện áp hoạt động: Nguồn đối xứng  +/-110VDC  đến +/-130VDC. Khuyên: nên xài nguồn +/-125V cho âm thanh mạnh mẽ và bền bỉ nhất.

Chú ý: Board được thiết kế hoạt động ở mức điện áp nguồn cao nên cho công suất tải ra loa ở chế độ 8 Ohm lớn, không thể sử dụng cho các loa nhỏ có đường kính coil loa nhỏ hơn 75mm.

=>Mức độ công suất ra tải ứng với nguồn  +/-125VDC như  sau:

Vì điện áp xoay chiều của sóng Sin ra loa đúng bằng điện áp đỉnh chia cho 1.4 nghĩa là Ur=U/1.4 . Vậy nên công suất điện ra loa theo trở kháng tải R được tính: P=Ur^2/R = (U/1.4)^2/R = U^2/2R.

P=U^2/2R ( U: điện áp nguồn cấp cho board công suất, R: trở kháng tải)

-công suất tại 8 Ohm (Tải 1 loa đơn 8 Ohm): P=125*125/(2*8)=977W.

-Công suất  tại 4Ohm (Tải 2 loa 8 Ohm song song): P=125*125/(2*4)=1953W. 

Mức công suất âm thanh trung bình RMS tại 8ohm xấp xỉ 1000W phù hợp với tất cả các chủng loại loa sân khấu công suất cao có đường kính coil loa là  C75, C100.

Mức cs thực trung bình RMS của các loại loa phụ thuộc vào đường kính coil loa thông thường được tính như sau: C20: 80W, C38: 150W, C44: 250W, C51: 350W,  C63: 450W,  C76: 800W,  C100: 1200W, C125: 1500W,  C150: 1800W.

-Kích thước module 1 kênh DA2000: Dài x Rộng x Cao= 175 x 75 x 70 mm. 

-Kích thước module 2 kênh DA2000X2: Dài x Rộng x Cao= 175 x 150 x 70 mm. 

-Kích thước module 2 kênh DA2000X3: Dài x Rộng x Cao= 250 x 150 x 70 mm. 

Khuyên: Nên dùng nguồn xung +/-125VDC-4KW  để cấp nguồn cho 2 vế cs này khi lắp máy 2 kênh  đánh 4-6 loa C75,C100. Nguồn +/-125V-8KW cho 4 module cs này khi lắp máy 4 kênh. Một kênh đánh tốt 2-3 loa 4 tấc C75 hoặc côn 100, board cs chạy rất mát nhờ chạy Mosfet IR USA, âm thanh rất mạnh mẽ và uy lực nhờ hoạt động ở điện áp nguồn khá cao. Đây là main CS âm thanh sân khấu chuyên nghiệp, chất âm cực kỳ hay, âm thanh rất mạnh mẽ, sử dụng tiện lợi và độ bền sử dụng cực kỳ bền bỉ không lo hư hỏng như các board công suất khác trên thị trường.

Giá SP:

850,000 vnd/Module 1 kênh.

1,700,000 vnd/Module 2 kênh.

2,550,000 vnd/Module 3 kênh.

Thời gian bảo hành : 01 năm

 

 

6/ Module công suất âm thanh ClassD 3000W (Model DA3000): Hàng chính hãng DA Sound, công suất tiêu thụ điện năng trung bình liên tục hơn 3000W, 1500W/8Ohm. Module thiết kế có jack liên kết nguồn giữa các kênh rất thông minh, tiết kiệm thời gian cho việc lắp đặt máy nhiều kênh, nhìn đẹp và chuyên nghiệp hơn.

Module có lực đánh bass cực kỳ mạnh mẽ nhờ sử dụng 2 Mosfet chịu dòng cực lớn đến 120A và cuộn cảm chuyên  Class-D siêu cao tần mang năng lượng lớn Germany có tiết diện dây đồng lên đến 1.8mm2. Module cho âm thanh sắc sảo, sáng rõ, sạch sẽ  và trung thực đến từng chi tiết  nhờ có tần số sóng mang cao(>300khz) và có tích hợp chip xử lý nâng tiếng Low noise trên board. Đặc biệt module có các chức năng thông minh như: bảo vệ điện áp thấp, quá điện áp, quá công suất, bảo vệ lệch điểm zero ngõ ra loa, chập loa và có tích hợp Relay bảo vệ loa: Relay sẽ ngắt khi có bất cứ một sự cố nào xảy ra để bảo vệ cho loa và hệ thống hoạt động bền bỉ. Có chế độ đóng trễ của rơ le chống tiếng ồn lúc khởi động công suất, có bảo vệ ngắt tiếng chống tiếng ồn ra loa khi tắt máy.  Board  mạch sử dụng toàn bộ linh kiện dán chất lượng cao đảm bảo sự hoạt động tin cậy và bền bỉ lâu dài, không sinh nhiệt đáng kể ở mosfet công suất khi hoạt động liên tục ở chế độ 4 Ohm.  Điện áp hoạt động: Nguồn đối xứng  +/-140VDC  đến +/-160VDC . Khuyên: nên xài nguồn +/-150VDC cho âm thanh mạnh mẽ và bền bỉ nhất. 

Chú ý: Board được thiết kế hoạt động ở mức điện áp nguồn rất cao nên cho công suất tải ra loa tại 8 Ohm rất lớn, không thể sử dụng cho các loa có đường kính coil loa nhỏ hơn 100mm.

=>Mức độ công suất ra tải ứng với nguồn +/-155VDC như  sau:

Vì điện áp xoay chiều của sóng Sin ra loa đúng bằng điện áp đỉnh chia cho 1.4 nghĩa là Ur=U/1.4 . Vậy nên công suất điện ra loa theo trở kháng tải R được tính: P=Ur^2/R = (U/1.4)^2/R = U^2/2R.

P=U^2/2R ( U: điện áp nguồn cấp cho board công suất, R: trở kháng tải)

-công suất tại 8 Ohm (Tải 1 loa đơn 8 Ohm): P=155*155/(2*8)=1501W.

-Công suất  tại 4Ohm (Tải 2 loa 8 Ohm song song): P=155*155/(2*4)=3002W. 

Mức công suất âm thanh tại 8ohm là 1501W phù hợp với tất cả các chủng loại loa sân khấu công suất cao có đường kính coil loa là  C100, C125, C150. 

Mức cs thực trung bình RMS của các loại loa phụ thuộc vào đường kính coil loa thông thường được tính như sau: C20: 80W, C38: 150W, C44: 250W, C51: 350W,  C63: 450W,  C76: 800W,  C100: 1200W, C125: 1500W,  C150: 1800W.

Kích thước module 1 kênh DA3000: Dài x Rộng x Cao= 175 x 75 x 70 mm. 

-Kích thước module 2 kênh DA2x3000: Dài x Rộng x Cao= 175 x 150 x 75 mm. 

-Kích thước module 3 kênh DA3x3000: Dài x Rộng x Cao= 175 x 225 x 75 mm. 

Khuyên: Nên dùng nguồn xung +/-150VDC-7KW  để cấp nguồn cho 2 kênh cs này(Sử dụng nguồn đối xứng, nguồn không được cao quá +/-160VDC).  Bo cs này kéo tốt 2-3 loa 4t,5t,6t côn 100,125,150/ kênh  cho ra âm thanh tuyệt đối uy lực mạnh mẽ. Đây là main CS âm thanh sân khấu chuyên nghiệp và tiện lợi. Chất âm vượt trội hoàn toàn so với mọi kiểu công suất khác, mạch chạy Mosfet công suất lớn có dòng và áp cao nên công suất 8 ohm lớn, lực đánh SUB cực kỳ uy lực,  Module cs này  luôn được đánh giá rất cao từ các khách hàng sử dụng. Độ bền sử dụng siêu bền bỉ >10 năm.

Giá SP:

1,350,000 vnd/Module 1 kênh.

2,700,000 vnd/Module 2 kênh.

4,050,000 vnd/Module 3 kênh.

Thời gian bảo hành SP: 01 năm

 

 

 

 

7/ Module công suất âm thanh Class-D 4000W (Model DA4000BTL):   Hoạt động ở chế độ FullBridge hay còn gọi là mạch công suất BTL (Bridge Tie Load). Loại này không cần sử dụng nguồn cấp có điện áp cao nhưng vẫn cho điện áp xuất ra loa cao nên công suất tại 8 Ohm lớn, chuyên dùng cho loa Sub coil lớn để đáp ứng tốt công suất 8 Ohm cho loa, phát huy hết công suất của loa, đánh SUB 5 tấc coil 125 và 152 lực đánh cực mạnh và rất sâu tiếng, xài muôn đời không lo hư hỏng. Cam kết hàng đúng y như mô tả, không đúng 1 đền 10. 

Model sản phẩm: DA4000BTL, hàng chính hãng DA Sound. Công suất tiêu thụ điện năng trung bình liên tục 4000W, 2000W/8Ohm. Board sử dụng các Mosfet công suất rất là lớn của hãng IXYS USA-KOREA loại chịu dòng tới 150A cùng với tấm nhôm tản nhiệt cho các Mosfet lớn. Điện áp nguồn cấp: Hoạt động tốt trong dãy +/-75VDC -> +/-95VDC, Tích hợp nhiều khâu bảo vệ thông minh, sử dụng tuyệt đối an toàn và siêu bền bỉ cho âm thanh sân khấu, độ phân giải âm thanh cao 320Kpbs.

Khuyên: Nên sử dụng với nguồn +/-90VDC là chuẩn nhất về mọi mặt kỹ thuật, cho ra công suất chuẩn 8 Ohm=2000W, 4 Ohm=4000W. 

Board công suất này có thiết kế jack liên kết dây nguồn rất là thông minh và tiện lợi, giúp chúng ta có thể liên kết 2 hay nhiều kênh trong một amplifier mà không cần phải dùng dây nguồn kết nối đường nguồn phức tạp và tốn thời gian. chỉ cần kéo chì hàn liên kết các điểm hàn với nhau là ta đã kết nối được đường nguồn cấp đi cho tất cả các kênh, rất là tiện lợi và nhìn gọn đẹp.

Giá SP:

DA4000BTL   : 1,750,000 vnd

DA4000BTLx2: 3,400,000 vnd

Thời gian bảo hành SP: 01 năm

=>Mức độ công suất ra tải ứng với nguồn +/-90VDC như  sau:

Vì điện áp xoay chiều của sóng Sin ra loa đúng bằng điện áp đỉnh chia cho 1.4 nghĩa là Ur=U/1.4 . Vậy nên công suất điện ra loa theo trở kháng tải R được tính: P=Ur^2/R = (U/1.4)^2/R = U^2/2R.

P=U^2/2R ( U: điện áp nguồn cấp cho board công suất, R: trở kháng tải).

Do công suất chạy theo kiểu BTL nên điện áp xuất ra loa bằng điện áp 2 vế nguồn cộng lại => Áp xoay chiều ra loa U=90Vx2=180V.

-công suất tại 8 Ohm (Tải 1 loa đơn 8 Ohm): P=180*180/(2*8)=2025W.

-Công suất  tại 4Ohm (Tải 2 loa 8 Ohm song song): P=180*180/(2*4)=4050W. 

Mức công suất âm thanh trung bình RMS tại 8ohm là 2050W phù hợp với tất cả các loại loa Sub sân khấu công suất lớn có đường kính coil loa là C152. Một kênh tải tốt 2-3 loa 8 ohm 5 tấc/6 tấc coil 152 đảm bảo phát huy hết 100% công suất loa coil 152 và Mosfet công suất chạy rất mát (tải maximum công suất 4000W/ kênh liên tục 24/24h nhiệt độ của nhôm tản nhiệt luôn thấp hơn 40 độ C). Mức độ công suất này là rất lớn, hiếm có NSX cục đẩy nào làm được. nhờ công nghệ kỹ thuật lái xung rất đặc biệt của hãng DA Sound đối với các dòng Mosfet công suất lớn.

-Kích thước module 1 kênh DA4000BTL: Dài x Rộng x Cao= 175 x 80 x 75 mm. 

-Kích thước module 2 kênh DA4000BTLx2: Dài x Rộng x Cao= 175 x 150 x 75 mm. 

 

 

 

8/ Module công suất âm thanh ClassD 5000W (Model DA5000): Công suất tiêu thụ điện năng trung bình liên tục 5000W, 1550W/8Ohm. Module có công suất cực kỳ mạnh mẽ nhờ sử dụng 4 Mosfet cs rất lớn của hãng IXYS KOREA chịu dòng đến 120A với trở kháng dẫn cực máng Rds cực nhỏ  và cuộn cảm chuyên Class-D Germany siêu cao tần mang năng lượng lớn có tiết diện dây đồng lên đến 1.8mm2. Module cho âm thanh sắc sảo, sáng rõ, sạch sẽ  và trung thực đến từng chi tiết  nhờ có tần số sóng mang cao(>300khz) và có tích hợp chip xử lý nâng tiếng trên board. Đặc biệt module có các chức năng thông minh như: bảo vệ điện áp thấp, quá điện áp, quá công suất, bảo vệ lệch điểm zero ngõ ra loa, có tích hợp rơ le bảo vệ, rơ le sẽ ngắt khi có bất cứ một sự cố nào xảy ra để bảo vệ cho loa và hệ thống hoạt động bền bỉ. Có chế độ đóng trễ của rơ le chống tiếng ồn lúc khởi động công suất, có bảo vệ ngắt tiếng chống tiếng ồn ra loa khi tắt máy.  Board  mạch sử dụng toàn bộ linh kiện dán chất lượng cao đảm bảo sự hoạt động tin cậy và bền bỉ lâu dài, không sinh nhiệt đáng kể ở mosfet công suất khi hoạt động liên tục ở chế độ tải nặng 2 Ohm.  Điện áp hoạt động: Nguồn đối xứng  +/-140VDC  đến +/-160VDC . Khuyên: nên xài nguồn +/-150VDC cho âm thanh mạnh mẽ và bền bỉ nhất.

Chú ý: Board được thiết kế hoạt động ở mức điện áp nguồn rất cao nên cho công suất tải ra loa tại 8 Ohm rất lớn, không thể sử dụng cho các loa có đường kính coil loa nhỏ hơn 100mm.

=>Mức độ công suất ra tải ứng với nguồn  +/-155VDC như sau:

Vì điện áp xoay chiều của sóng Sin ra loa đúng bằng điện áp đỉnh chia cho 1.4 nghĩa là Ur=U/1.4 . Vậy nên công suất điện ra loa theo trở kháng tải R được tính: P=Ur^2/R = (U/1.4)^2/R = U^2/2R.

P=U^2/2R ( U: điện áp nguồn cấp cho board công suất, R: trở kháng tải)

-công suất tại 8 Ohm (Tải 1 loa đơn 8 Ohm ): P=155*155/(2*8)=1501W.

-Công suất  tại 4Ohm (Tải 2 loa 8 Ohm song song): P=155*155/(2*4)=3002W. 

-Công suất  tại 2.7 Ohm (Tải 3 loa 8 Ohm song song): P=155*155/(2*2.7)=4449W. 

-Công suất  tại 2 Ohm (Tải 4 loa 8 Ohm song song): P=155*155/(2*2)=6006W. 

Mức công suất âm thanh tại 8ohm là 1501W phù hợp với tất cả các chủng loại loa sân khấu công suất cao có đường kính coil loa là  C100, C125, C150. 

Mức cs thực trung bình RMS của các loại loa phụ thuộc vào đường kính coil loa thông thường được tính như sau: C20: 80W, C38: 150W, C44: 250W, C51: 350W,  C63: 450W,  C76: 800W,  C100: 1200W, C125: 1500W,  C150: 1800W.

Kích thước module: Dài x Rộng x Cao= 210 x 152 x 80 mm. 

Khuyên: Nên dùng nguồn xung +/-150VDC-7.5KW SPFC  hoặc +/-150V-10KW để cấp nguồn cho Module 2 kênh này, tùy vào số lượng loa sử dụng(Sử dụng nguồn đối xứng, nguồn không được cao quá +/-160VDC).  Board cs này kéo tốt 4 loa 4t,5t,6t côn 100,125,150/ kênh  cho ra âm thanh tuyệt đối uy lực mạnh mẽ. Đây là main CS âm thanh sân khấu chuyên nghiệp và tiện lợi. Chất âm vượt trội hoàn toàn so với mọi kiểu công suất khác, mạch chạy Mosfet công suất lớn có dòng và áp cao nên công suất 8 ohm lớn, lực đánh SUB cực kỳ mạnh mẽ uy lực,  Module cs này  luôn được đánh giá rất cao từ các khách hàng sử dụng. Độ bền sử dụng siêu bền bỉ >10 năm.

-Kích thước module 1 kênh DA5000: Dài x Rộng x Cao= 175 x 80 x 75 mm. 

-Kích thước module 2 kênh DA5000x2: Dài x Rộng x Cao= 175 x 150 x 75 mm. 

Giá SP:

DA5000   : 1,700,000 vnd

DA5000x2: 3,300,000 vnd

Thời gian bảo hành SP : 01 năm

 

 

 

 

 

 

 

———————————————————————————————————————————————–

 

* Mẫu để tham khảo lắp ráp một ampli/cục đẩy:

 Những phần chính cần có trong một amli/cục đẩy: Board cs, Nguồn, mạch Volume, Board tụ, quạt làm mát cho board cs,…

 

* Mạch Volume 2K/4K (mạch Pre-amp) chuyên cho công suất CLass-D:

Có tác dụng : khuếch đại theo kiểu cân bằng (balance) để chống nhiễu tín hiệu âm thanh đi vào công suất CLassD, nâng cao độ lớn âm thanh, tăng bass và treble lên hay hơn, báo Clip, báo lỗi cho Main cs, phối hợp trở kháng đầu vào cho cs ClassD, đồng bộ phase với các cs khác. => là một mạch tuy đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng đối với một Amplifier.

 

 

 

 

 

* Sơ đồ lắp ráp Amli Class-D tiêu chuẩn:

 

 

 

 

 

TK-2500

 

 

 

 

*Bên trên là các board công suất dành cho Amplifier Class-D.

Như các bạn đã biết, Xưa nay chúng ta vẫn hay sử dụng mạch công suất cho Amly chạy bằng Transistor(chúng ta quen gọi là Sò công suất). Công suất của một Amly được đo lường bằng số lương sò sông suất. VD: Amli 4 sò, 8 sò, 16 sò, 32 sò…

Thì sò ở đây người ta sẽ quy ước lấy sò công suất D718 hoặc B688 chuyên dùng cho các Amly ngày xưa làm đại lượng tiêu chuẩn đo lường( Sò D718& B688: 100V-80W). P=nx80/2. (Do ít nhất 2 sò (1 pair) làm thành 1 kênh, tại 1 thời điểm âm thanh ra chỉ có 1 sò dẫn, sò kia ngắt (Chế độ nửa cầu H cho mỗi kênh)).

VD: Ampli 4 sò=> CS=4X80/2=160W. Đây là CS max nhất của amli 4 sò.

Nhưng điều cần nói ở đây là để có CS đầu ra 160W thì biến thế nguồn của các bạn phải là 320W (Do hiệu suất của mạch công suất ClassAB là 50% => Công suất đầu ra =1/2 công suất đầu vào).

Tại vì: Đối với các Transistor thì có tổn hao công suất do điện áp rơi bên trong transistor ở chế độ dẫn khuếch đại

So do nguyen ly

Theo sơ đồ mạch thay thế trên:

-Dòng điện trung bình chạy qua Speaker:  I= U/(Rt+Rs) (1). (Rt: điện trở nội trong mạch CS, Rs: điện trở loa).

-Theo định luật bảo toàn CS: P=Pt+Ps (2).  (Pt: CS tiêu thụ trên transistor, Ps: cs tiêu thụ trên loa).

-Công suất tiêu thụ cực đại trên Transistor sẽ là lúc Ut=Us (Theo CT vật lý=>P=Pmax khi Rt=Rs).

Trong đó dòng điện chạy qua transistor là dòng điện xoay chiều tăng giảm liên tục nên công suất tiêu thụ trung bình qua Transistor sẽ là Pt_max/1.41 (Pt_max chia cho căn 2). Pt_max=P/2/1.41=0.355=35.5%.

=>chúng ta bị mất đi một năng lượng điện hao phí gần 36% cho việc tản nhiệt của các sò công suất.

Như vậy điều này cho ta thấy rằng: MBA chúng ta phải dùng một năng lượng điện với Cs là P mà chỉ cho ra loa CS là 3P/4.

-Đối với các Amflifier cs vừa và nhỏ thì sự tiêu hao năng lượng này là không bao nhiêu, nhưng đồi với các Amplifier công suất lớn tính bằng KW người ta còn gọi là cục đẩy cho các sân khấu ngoài trời CS từ 2KW đến 20KW thì lượng điện năng hao phí này rất lớn.

*Đến đây điều chính tôi muốn đề cập với các bạn là mạch công suất Amplifer Class-D.

-Do mạch Class-D chạy theo nguyên lý điều xung tái tạo lại sóng âm đầu ra nên tuyệt đối không bị tổn hao công suất trên sò. Đối với amplifier Class-D người ta không dùng các sò CS transistor âm tần mà là các mosfet có dòng điện lớn và tốc độ chuyển mạch cao từ vài trăm Khz đến hàng Mhz.

-Thay vì điện áp rơi trên điện trở thuần của các transistor để tạo sóng âm đầu ra loa như tín hiệu vào thì ở mạch ClassD điện áp rơi trên cuộn cảm(cuộn lọc đầu ra loa). Và như các bạn đã biết là cuộn cảm không tiêu thụ công suất liên quan đến hệ số CosPhi=0.

-Mạch ClassD chạy bằng Mosfet cao tần nên cho ra công suất rất lớn, chuyên dùng cho các loa có đường kính coil loa lớn, tải nhiều loa.  Với đặc điểm của mạch ClassD là tiếng Bass đánh rất chắc tiếng, nghe rất uy lực & tiếng Treble ra cao, tơi nhuyễn, nó cho ra âm thanh rất sắc nét do có sự phân biệt rõ ràng cao giữa các dãy tần số.

Chúng ta sẽ có cảm giác thích thú đối với các âm thanh có tiếng Bass và Treble phân biệt tách bạch, nghe âm thanh sẽ trong suốt và rõ ràng hơn rất nhiều so với mạch công suất chạy sò kiểu ClassAB.

-Quý khách muốn nâng cấp Amli của mình lên Amli ClassD cho âm thanh hay lên, ca hát thỏa mái không bị giới hạn. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cung cấp các loại board mạch công suất phù hợp và hướng dẫn lắp đặt.

II/Tìm hiểu về Công Suất ( Amplifier ) trong hệ thống âm thanh

CÔNG SUẤT AMPLI: THỰC VÀ ẢO 

Cách quảng cáo công suất của một sản phẩm amply trên thị trường hiện nay quả là khá tuỳ hứng. Một bộ dàn mini rất … mini, chỉ nặng khoảng mươi cân cả loa mà công suất ra được quảng cáo hàng ngàn oát (!?). Thực chất công suất trên các bộ dàn mini được gọi là công suất nhạc đỉnh đầu ra hay PMPO (Peak Music Power Output). Trên thực tế công suất PMPO thường lớn gấp 10 đến 20 lần công suất thực của ampli đó. Có nghĩa là một bộ dàn mini quảng cáo công suất 2000W PMPO thì công suất thực tế của nó chỉ vào khoảng 200W mà thôi.

Công suất ra thực sự của một ampli – RMS (Root Mean Squared) đuợc tính bằng điện áp xoay chiều rơi trên tải trên tải nhân với dòng điện qua tải đó, ví dụ như trên hai đầu của một tải sợi đốt 8 ohm có điện áp xoay chiều 80V và dòng qua tải là 10A thì công suất thật sẽ là 800W. Trong thực tế, để biết công suất thật ở một mức volume nào đó, ta có thể làm như sau: dùng một voltmetre xoay chiều đo trực tiếp điện áp trên hai đầu cọc loa khi máy đang chạy và áp dụng công thức

Công suất thật P= U^2/R

Trong đó: U là điện áp xoay chiều trung bình rơi trên tải.

R là trở kháng của tải.

Để đo chính xác hơn, bạn cần phải có Máy tạo sóng âm tần 10Hz-20khz, voltmetter điện tử, điện trở mẫu, máy hiện sóng oscilloscope để theo dõi đỉnh sóng Sin đầu ra,…

Bạn cũng nên nhớ rằng bất cứ một thiết bị tiêu thụ điện nào cũng có hiệu suất nhất định. Đối với ampli cũng vậy, tuỳ theo mạch công suất của ampli hoạt động theo chế độ nào: class AB hay CLassD mà hiệu suất có thể thay đổi nhưng hiệu suất bao giờ cũng nhỏ hơn 100%. Nói cách khác, công suất của một ampli luôn luôn nhỏ hơn công suất tiêu thụ điện đầu vào của nó. Vậy mà cũng có những ampli quảng cáo công suất ra kiểu như 150W x 2 kênh trong khi công suất tiêu thụ toàn máy chỉ là 100W (công suất ra lớn gấp 3 lần công suất tiêu thụ), thật vô cùng phi lý! Tổng công suất đầu ra trên các loa cộng lại sẽ luôn nhỏ hơn công suất nguồn cấp đầu vào của nó. Một ampli có công suất ra loa cộng lại lớn hơn công suất nguồn vào của nó  thì đó chỉ có khả năng là công suất đỉnh của mạch công suất mà thôi, điều này sẽ phù hợp với phụ tải của nó là kiểu loa điện động như những chiếc loa ta đang dùng hiện nay sử dụng  ống dây loa (Voice coil) + Cục từ (nam châm). Vì loa điện động luôn có suất điện động phản điện sinh ra có dòng điện chạy ngược chiều lại với dòng điện của amli nên công suất tiêu thụ qua 1 chiếc loa điện động có trở kháng 8 Ohm sẽ nhỏ hơn công suất tải ra trên một tải sợi đốt có cùng trở kháng 8 Ohm khoảng 2 lần (ở tần số 1Khz), và chính xác là lúc này công suất tiêu thụ qua một chiếc loa 8 Ohm sẽ không còn được tính bằng công thức P=U^2/R nữa mà thực tế nó đã trở thành P=U^2/2R.

Có nghĩa là: Giả sử khi ta thử đo công suất của một mạch công suất với một tải sợi đốt 8 Ohm và đo được công suất tiêu thụ của nó là 1000W, thì khi ta thay tải sợi đốt bằng 1 chiếc loa có trở kháng 8 Ohm vào sẽ đo được công suất tiêu thụ còn khoảng 500W mà thôi. Lúc này ta chỉ cần 1 bộ nguồn có công suất 500W đã có thể cung cấp năng lượng đủ cho mạch công suất để tải được tốt 1 chiếc loa 8 Ohm -1000W.

CÔNG SUẤT LỚN CÓ PHẢI LÀ HAY?

Công suất của một amply là lượng, âm thanh của một ampli như thế nào lại là chất, hai khái niệm không thể đánh đồng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng các hãng chế tạo ampli thường có nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng túi tiền của nhiều đối tượng. Theo quan niệm thiết kế của nhiểu hãng, ampli công suất càng lớn, càng đắt tiền, thì càng được chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng trong thiết kế, điều này là hoàn toàn đúng đối với ampli bán dẫn. Nói cách khác, cùng một mẻ đẻ ra, ampli bán dẫn nào có công suất lớn hơn thường là âm thanh hay hơn khi mở lớn.

Với ampli đèn cổ ngày xưa, vấn đề không hoàn toàn như thế. Chất lượng âm thanh của một ampli đèn phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế mạch, chất lượng bóng đèn, biến áp và các phụ kiện. Một ampli 300B công suất ra 7W có thể âm thanh quyến rũ hơn nhiều so với một ampli hàng mấy trăm oát khi chơi các dòng nhạc cổ điển. Đừng bao giờ nghĩ ampli đèn công suất lớn thì tiếng luôn hay hơn công suất nhỏ, có chăng nó chỉ hay hơn khi ta mở lớn volume khi mà chiếc amli công suất nhỏ bị vượt ngưỡng công suất sẽ cho ra chất âm kém hơn chiếc amly công suất lớn khi mở to.

Khi chơi ampli đèn, nếu đã có loa độ nhạy cao, bạn hãy dành tiền đầu tư vào một ampli công suất vừa đủ có âm thanh hay thì tốt hơn là mua một ampli công suất lớn không cần thiết. Tuy nhiên nó chỉ hay khi ta mở nhạc thật nhỏ nhẹ và hệ thống loa phải thật nhạy và tốt.

Nhược điểm amly đèn: Chỉ phù hợp để nghe nhạc cổ du dương có âm thanh mộc mạc chân thực. Ampli này không dùng được cho các ứng dụng khác như hát karaoke, phát thanh truyền thông, nhạc sống, hệ thống âm thanh quán Bar,…do công suất quá bé.

BẠN CÓ CẦN CÔNG SUẤT LỚN? 

Công suất lớn đến bao nhiêu là vừa? Có phải công suất ampli càng lớn thì càng tốt hay không?

Phải chăng công suất là thông số kỹ thuật quan trọng nhất của một chiếc ampli? Những người nghe có kinh nghiệm cho biết: với một cặp loa 8 ohm, có độ nhạy trung bình, khoảng 90 dB và một phòng nghe rộng chùng 20 m2 thì công suất ampli cần thiết để nghe ở mức dễ chịu chỉ cần khoảng 20 – 25 W RMS là đủ và tối đa cũng chẵng vượt quá 40W (công suất thật), trừ khi bạn muốn chiếc ghế xô – pha bạn ngồi phải rung lên theo tiếng nhạc thì mới cần lớn hơn. Như vậy, thực chất chúng ta vẫn thường đầu tư vào những chiếc ampli có công suất quá dư so với yêu cầu sử dụng thông thường. Với phòng nghe có kích thước 25 – 30 m2, loa 90 dB và mức nghe to vừa phải, bạn sắm một chiếc ampli bán dẫn công suất thật 60 – 70 W là đạt yêu cầu.

Tuy nhiên ngày nay với số đông ai cũng cần 1 chiếc ampli dùng để nghe nhạc thật hay và phải hát được karaoke. Đi kèm với công nghệ chế tạo loa ngày nay rất phát triển, 1 chiếc loa 3 tấc có thể có công suất liên tục lên đến 500-1000W. Do vậy để phát huy hết công suất của loa cho âm thanh nó ra hay trọn vẹn thì phải cần một chiếc ampli hoặc cục đẩy có công suất từ 500 đến vài ngàn watt 1 kênh tùy vào loại loa sử dụng.

Và ngày nay để khỏi bị lạc hậu so với thời đại  thì chúng ta cần sắm cho mỗi gia đình mình 1 chiếc amly công suất lớn khoảng 500-2000W/kênh(Gọi là cục đẩy) và một bộ xử lý Equalizer+Effect Karaoke riêng biệt chuyên nghiệp kỹ thuật số (Gọi là vang số) để có được một dàn nhạc nghe nhạc thỏa thích không bị giới hạn với công nghệ lọc âm kỹ thuật số hiện đại ngày nay cho ra chất âm hay nhất và hiệu ứng hát karake cực kỳ cuốn hút của vang số mà ngày xưa các thiết bị đơn giản Analogue không thể làm được.

Với amly công nghệ ClassD ngày nay thì ngoài việc chọn một chiếc amly có công suất lớn cần phải chọn loại có độ phân giải cao(tần số điều chế xung cao), ít nhất phải >320kbps thì nó sẽ cho ra âm thanh mượt mà nghe hay nhất có thể, chúng sẽ vượt xa các amly cổ điển ClassAB về độ sắc nét của âm thanh.

NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH VIỆC LỰA CHỌN CÔNG SUẤT AMPLI :

Độ nhạy và trở kháng của loa:

Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần ampli có công suất nhỏ.Ngược lại những loại loa được coi là “cứng đầu”, trở kháng thấp khoảng 4 Ohm, độ nhạy dưới 90 dB cần ampli có công suất lớn, dòng ra lớn (thường là loại nhiều sò công suất lắp song song với mạch công suất ClassAB, và là mạch công suất lớn với loại mạch cs CLassD).

Kích cỡ và cách bố trí của phòng nghe:

Một căn phòng lớn hoặc chứa nhiều đồ đạc thường đòi hỏi công suất ampli lớn hơn căn phòng nhỏ và ít đồ đạc. Bởi âm thanh chúng ta nghe được là tổng hợp của các âm thanh đi trực tiếp từ loa và các âm phản xạ tường, trần, sàn nhà … Phòng nghe càng rộng, đồ đạc càng nhiều càng gây suy hao âm thanh phản xạ, tạo ra cảm giác nghe bé hơn phòng nhỏ.

Khoảng cách từ loa đến tai người nghe:

Nhân tố này không phụ thuộc vào kích thước của phòng nghe. nếu bạn ngồi xa loa, thậm trí trong một căn phòng nhỏ bạn vẫn phải cần công suất ampli lớn hơn.

Cường độ âm thanh bạn thường nghe:

Bạn thích loại nhạc nhẹ nhàng tình cảm hay bạn thích nghe nhac heavy rock? Nếu nhạc nhẹ bạn cần công suất nhỏ hơn, còn đối với nhạc rock, âm thanh phải đủ lớn mới làm cho các fan của dòng nhạc này “phê” được.

 

HIỆU SUẤT CỦA AMPLI: 

Ampli class A:

Có hiệu suất vào khoảng 15% – 20%, tức là tiêu thụ 100W điện chỉ đưa ra công suất ra loa tối đa là 20W, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.

Ampli class B: 

Có hiệu suất vào khoảng 70 – 80%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa 80W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.

Ampli class AB:

Có hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa được 60W. Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất ra lớn hơn class A và độ méo nhỏ hơn class B. Class AB hiên được dùng trong hầu hết các ampli bán trên thị trường với công nghệ dễ chế tạo nhất, không cần phải dử dụng các linh kiện quá khắc khe về mặt kỹ thuật và chất lượng cao đắt tiền.
Ampli class D:
Amply công suất lớp khuếch đại class D:  Ampli class D đạt hiệu suất rất cao, trên 85% và có thể đạt tới 97%. Điều này có nghĩa khi chúng ta cấp điện năng 100W thì công suất âm thanh có được là 97W. Vì vậy lượng tổn hao trên tầng khuếch đại là cực ít (trong trường hợp này là 3W), điều này lý giải tại sao với class D thì không cần lượng nhôm tản nhiệt quá lớn, trọng lượng máy nhẹ.

Hầu hết các ampli CLassD ngày nay đều có chất lượng âm thanh rất xuất sắc và vượt trội về mọi mặt so với các kiểu ampli khác là nhờ vào khả năng phát triển công nghệ kỹ thuật cao của con người ngày nay và đi kèm theo đó là sự chế tạo các linh kiện điện tử công suất có chất lượng&kỹ thuật ngày càng cao. Đột phá về công suất, tần số hoạt động và độ tin cậy cao.

Vì vậy, khi mua ampli, chúng ta phải xem xét cấu tạo đó thuộc loại khuếch đại nào. Nếu là ampli thuộc các lớp A,B,AB thì công suất lớn đồng nghĩa với nguồn phải lớn, biến áp lớn, nặng… Điều này không hoàn toàn đúng nếu chúng ta chọn loại ampli class D. Với class D chúng ta chọn theo thông số nguồn cấp cho IC class D, loại MosFet sử dụng (chạy được ở điện áp cao đến bao nhiêu vôn, chịu dòng điện được bao nhiêu ampe), mỗi kênh bao nhiêu MosFet, hãng sản xuất nào, công nghệ điều chế xung của nó tốt nhất hay chưa, độ phân giải của mạch công suất ClassD này có cao hay không,…

——————————————————————————————————————

 

*Sơ đồ nguyên lý một số kiểu board công suất âm thanh:

Amplifier Classes from A to H

Engineers and audiophiles have one thing in common when it comes to amplifiers. They want a design that provides a strong balance between performance, efficiency, and cost.

If you are an engineer interested in choosing or designing the amplifier best suited to your needs, you’ll find columnist Robert Lacoste’s article in Circuit Cellar’s December issue helpful. His article provides a comprehensive look at the characteristics, strengths, and weaknesses of different amplifier classes so you can select the best one for your application.

The article, logically enough, proceeds from Class A through Class H (but only touches on the more nebulous Class T, which appears to be a developer’s custom-made creation).

“Theory is easy, but difficulties arise when you actually want to design a real-world amplifier,” Lacoste says. “What are your particular choices for its final amplifying stage?”

The following article excerpts, in part, answer  that question. (For fuller guidance, download Circuit Cellar’s December issue.)

CLASS A
The first and simplest solution would be to use a single transistor in linear mode (see Figure 1)… Basically the transistor must be biased to have a collector voltage close to VCC /2 when no signal is applied on the input. This enables the output signal to swing

Figure 1—A Class-A amplifier can be built around a simple transistor. The transistor must be biased in so it stays in the linear operating region (i.e., the transistor is always conducting).

Figure 1—A Class-A amplifier can be built around a simple transistor. The transistor must be biased in so it stays in the linear operating region (i.e., the transistor is always conducting).

either above or below this quiescent voltage depending on the input voltage polarity….

This solution’s advantages are numerous: simplicity, no need for a bipolar power supply, and excellent linearity as long as the output voltage doesn’t come too close to the power rails. This solution is considered as the perfect reference for audio applications. But there is a serious downside.

Because a continuous current flows through its collector, even without an input signal’s presence, this implies poor efficiency. In fact, a basic Class-A amplifier’s efficiency is barely more than 30%…

CLASS B
How can you improve an amplifier’s efficiency? You want to avoid a continuous current flowing in the output transistors as much as possible.

Class-B amplifiers use a pair of complementary transistors in a push-pull configuration (see Figure 2). The transistors are biased in such a way that one of the transistors conducts when the input signal is positive and the other conducts when it is negative. Both transistors never conduct at the same time, so there are very few losses. The current always goes to the load…

A Class-B amplifier has more improved efficiency compared to a Class-A amplifier. This is great, but there is a downside, right? The answer is unfortunately yes.
The downside is called crossover distortion…

Figure 2—Class-B amplifiers are usually built around a pair of complementary transistors (at left). Each transistor conducts 50% of the time. This minimizes power losses, but at the expense of the crossover distortion at each zero crossing (at right).

Figure 2—Class-B amplifiers are usually built around a pair of complementary transistors (at left). Each transistor conducts 50% of the time. This minimizes power losses, but at the expense of the crossover distortion at each zero crossing.

CLASS AB
As its name indicates, Class-AB amplifiers are midway between Class A and Class B. Have a look at the Class-B schematic shown in Figure 2. If you slightly change the transistor’s biasing, it will enable a small current to continuously flow through the transistors when no input is present. This current is not as high as what’s needed for a Class-A amplifier. However, this current would ensure that there will be a small overall current, around zero crossing.

Only one transistor conducts when the input signal has a high enough voltage (positive or negative), but both will conduct around 0 V. Therefore, a Class-AB amplifier’s efficiency is better than a Class-A amplifier but worse than a Class-B amplifier. Moreover, a Class-AB amplifier’s linearity is better than a Class-B amplifier but not as good as a Class-A amplifier.

These characteristics make Class-AB amplifiers a good choice for most low-cost designs…

CLASS C
There isn’t any Class-C audio amplifier Why? This is because a Class-C amplifier is highly nonlinear. How can it be of any use?

An RF signal is composed of a high-frequency carrier with some modulation. The resulting signal is often quite narrow in terms of frequency range. Moreover, a large class of RF modulations doesn’t modify the carrier signal’s amplitude.

For example, with a frequency or a phase modulation, the carrier peak-to-peak voltage is always stable. In such a case, it is possible to use a nonlinear amplifier and a simple band-pass filter to recover the signal!

A Class-C amplifier can have good efficiency as there are no lossy resistors anywhere. It goes up to 60% or even 70%, which is good for high-frequency designs. Moreover, only one transistor is required, which is a key cost reduction when using expensive RF transistors. So there is a high probability that your garage door remote control is equipped with a Class-C RF amplifier.

CLASS D
Class D is currently the best solution for any low-cost, ultra-thin and high-power, low-frequency amplifier—particularly for audio applications 10Hz-20khz.

This is the first choice of the audio industry around the world today, as electronic technology is getting higher and higher and the quality of electronic components is increasing day by day. Based on that we will get the most perfect audio amplifier in all respects, the most outstanding in terms of machine performance and sound quality.

Figure 5 shows its simple concept.
First, a PWM encoder is used to convert the input signal from analog to a one-bit digital format. This could be easily accomplished with a sawtooth generator and a voltage comparator as shown in Figure 3.

This section’s output is a digital signal with a duty cycle proportional to the input’s voltage. If the input signal comes from a digital source (e.g., a CD player, a digital radio, a computer audio board, etc.) then there is no need to use an analog signal anywhere. In that case, the PWM signal can be directly generated in the digital domain, avoiding any quality loss….

As you may have guessed, Class-D amplifiers aren’t free from difficulties. First, as for any sampling architecture, the PWM frequency must be significantly higher than the input signal’s highest frequency to avoid aliasing….The second concern with Class-D amplifiers is related to electromagnetic compatibility (EMC)…

Figure 3—A Class-D amplifier is a type of digital amplifier (at left). The comparator’s output is a PWM signal, which is amplified by a pair of low-loss digital switches. All the magic happens in the output filter (at right).

Figure 3—A Class-D amplifier is a type of digital amplifier. The comparator’s output is a PWM signal, which is amplified by a pair of low-loss digital switches. All the magic happens in the output filter.

CLASS E and F
Remember that Class C is devoted to RF amplifiers, using a transistor conducting only during a part of the signal period and a filter. Class E is an improvement to this scheme, enabling even greater efficiencies up to 80% to 90%. How?
Remember that with a Class-C amplifier, the losses only occur in the output transistor. This is because the other parts are capacitors and inductors, which theoretically do not dissipate any power.

Because power is voltage multiplied by current, the power dissipated in the transistor would be null if either the voltage or the current was null. This is what Class-E amplifiers try to do: ensure that the output transistor never has a simultaneously high voltage across its terminals and a high current going through it….

CLASS G AND CLASS H
Class G and Class H are quests for improved efficiency over the classic Class-AB amplifier. Both work on the power supply section. The idea is simple. For high-output power, a high-voltage power supply is needed. For low-power, this high voltage implies higher losses in the output stage.

What about reducing the supply voltage when the required output power is low enough? This scheme is clever, especially for audio applications. Most of the time, music requires only a couple of watts even if far more power is needed during the fortissimo. I agree this may not be the case for some teenagers’ music, but this is the concept.

Class G achieves this improvement by using more than one stable power rail, usually two. Figure 4 shows you the concept.

Figure 4—A Class-G amplifier uses two pairs of power supply rails. b—One supply rail is used when the output signal has a low power (blue). The other supply rail enters into action for high powers (red). Distortion could appear at the crossover.

Figure 4—A Class-G amplifier uses two pairs of power supply rails. b—One supply rail is used when the output signal has a low power (blue). The other supply rail enters into action for high powers (red). Distortion could appear at the crossover.

Chúc quý khách thành công trong cuộc sống!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Pre
  • Delta Logo
  • mitsubishi
  • OMRON
  • KEYENCE
  • PANASONIC
  • HIWIN
  • TBI
  • SIEMEN
  • ABB
  • FANUC
  • CNC
Next
Scroll left
Scroll right